Cảm xúc là tập hợp những phản ứng tự nhiên được
bộ não phát ra ví dụ như vui, buồn, tức giận… một cách tự động – để giúp cơ thể
và tâm trí chuẩn bị hành động thích hợp – khi cảm giác phát hiện ra điều gì đó
đang xảy ra liên quan đến bản thân.
Cảm xúc đóng vai trò quan trọng đến cách trẻ tư
duy và hành động. Cảm xúc kích thích não bộ để đưa quyết định tác động đến mọi
mặt của đời sống xã hội. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non giúp trẻ có được các
kỹ năng cần thiết trong việc điều khiển cảm xúc, như trẻ có thể kiểm soát được
tâm trạng buồn, vui của bản thân, tự đưa ra quyết định, mục tiêu, hoặc học cách
giao tiếp, hòa thuận với mọi người xung quanh.
Trẻ được trang bị các kỹ năng cảm xúc cần thiết
sẽ có khả năng đương đầu với những thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Với
những trẻ được giáo dục cảm xúc tốt từ bé, các em sẽ phân biệt được tốt – xấu
và hình thành được lối sống lành mạnh, duy trì được tâm trạng vui vẻ, năng
lượng tích cực, xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt và biết cách đưa ra các
quyết định sáng suốt. Nhờ vậy, trẻ sẽ học được các thích nghi với mọi hoàn cảnh
Những kỹ năng này hoàn toàn có thể được dạy
ngay từ khi trẻ học mầm non và theo suốt khi trẻ lớn lên.
Ở mỗi độ tuổi, mỗi người sẽ có
những hoạt động liên quan đến giáo dục cảm xúc riêng. Với trẻ mầm non, sẽ tập
trung vào các hoạt động giúp các con có thể thêm hiểu biết về “cảm xúc” .
Đến với dự án “ Cảm xúc của bé” các bé lớp MGL A3 không chỉ
được tìm hiểu về các trạng thái cảm xúc khác nhau như: cảm xúc vui, buồn, giận,
khóc, cười… mà các bé còn được tự tay tạo ra các “khuôn mặt cảm xúc” thông qua
hoạt động ứng dụng STEAM. Qua đó, các con sẽ biết được đâu là cảm xúc tích cực,
đâu là tiêu cực và khi nào một người đang vui hay buồn để từ đó trẻ sẽ có những
hành động ứng xử phù hợp với tình huống thực tế.
Cùng ngắm nhìn một số hình ảnh
qua hoạt động STEAM “ tạo hình khuôn mặt cảm xúc” của các bé lớp MGL A3: